Tổ hợp tác - nơi nuôi dưỡng ý chí lập nghiệp của thanh niên nông thôn
Thứ hai - 28/02/2022 11:205710
Facebook
BP - Chúng tôi gặp những thành viên tổ nuôi dê của Tổ hợp tác trồng trọt, chăn nuôi xã Hi88 Team (Hớn Quản) vào một buổi chiều muộn. Căn nhà của anh Lê Văn Tuyên ở ấp An Sơn rộn rã tiếng trò chuyện của các thành viên. Họ hỏi thăm dê nhà anh Tuyên đẻ mấy con, dê nhà anh Nguyễn Văn Đồng đã hết tiêu chảy chưa, giá dê hôm nay bao nhiêu... Cứ thế, người giàu kinh nghiệm hướng dẫn người ít kinh nghiệm chăm dê. Đây chính là mục đích Đoàn thanh niên xã Hi88 Team đề ra khi thành lập tổ.
VÀO TỔ HỢP TÁC ĐƯỢC GÌ?
Được nhiều lắm chứ - các tổ viên đều nhận thấy như vậy. Thành viên Nguyễn Văn Nam kể: “Cách đây không lâu, vào khoảng 10 giờ đêm, tôi đang ngủ say bỗng chuông điện thoại reo. Bắt điện thoại tôi nghe tiếng anh Tuyên thảng thốt: “Anh Nam ơi, dê nhà em đẻ 3 con, dê mẹ chỉ cho 2 con bú, con còn lại thiếu sữa, phải làm thế nào?”. Tôi nghe qua tỉnh ngủ hẳn và chia sẻ kinh nghiệm sau nhiều năm nuôi dê của mình là cho dê con uống sữa tươi không đường, đảm bảo không bị đau bụng, tiêu hóa tốt”. Không chỉ giúp tổ viên kiến thức, anh Nam còn hỗ trợ anh Lại Huy Lộc, Tổ trưởng tổ nuôi dê một cặp dê giống chuẩn bị sinh sản. Sau 1 năm, anh Lộc trả dê giống cho anh Nam. “Tôi không có kinh nghiệm, không có vốn đầu tư dê giống để nuôi. Vào tổ, tôi được anh Nam hỗ trợ từ con giống đến kinh nghiệm. Tôi nghĩ cách làm này sẽ góp phần thu hút nhiều thành viên tham gia tổ hợp tác” - anh Lộc cho biết.
Các tổ viên trao đổi kinh nghiệm nuôi dê tại nhà anh Nguyễn Văn Nam
Tổ sinh hoạt định kỳ 1 lần/tháng để nắm tình hình hoạt động, tâm tư, nguyện vọng của tổ viên, đặc biệt chia sẻ kinh nghiệm. Tham gia tổ hợp tác, thành viên được quyền lợi như vay vốn lãi suất ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật, giống, vốn phát triển chăn nuôi, nâng cao hiểu biết về cách làm tập thể, sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau cùng phát triển. Tổ đã vận động tổ viên đóng góp được trên 15 triệu đồng cho vay với lãi suất 0,5%/tháng đối với thành viên tổ nuôi gà, 0,8%/tháng đối với tổ nuôi dê để sửa chữa chuồng trại và mở rộng chăn nuôi, trồng trọt.
Anh Tuyên cho biết: “Trước đây, chúng tôi làm tự phát, giờ vào tổ hợp tác được nhiều lợi ích vì có đầu ra giá cao hơn. Khi đã là tổ viên, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kể cả bí quyết riêng. Anh em trong tổ đoàn kết, hào hứng, phấn khởi vì học hỏi được nhiều kinh nghiệm”.
NƠI LÀM KINH TẾ CỦA THANH NIÊN
Giải đáp thắc mắc của chúng tôi về các thành viên có tuổi đời khá trẻ, song nhìn ai cũng già dặn, anh Đinh Văn Tỉnh, nguyên Bí thư Xã đoàn Hi88 Team, người “đẻ” ra 3 tổ trồng trọt, chăn nuôi ở Hi88 Team nói: “Hiện có nhiều người muốn vào các tổ hợp tác. Song tổ đang trong quá trình xây dựng, cần thời gian đúc rút kinh nghiệm, chọn lọc thành viên có tâm huyết, nguyện vọng, hiểu biết về hợp tác xã để hoạt động hiệu quả nên không kết nạp ồ ạt. Đa số tổ viên đều cần cù, chịu khó, giàu ý chí và quyết tâm làm giàu nên nhìn ai cũng già trước tuổi”.
Là người tâm huyết với dự án thành lập tổ hợp tác, anh Tỉnh đã nghiên cứu, tìm hiểu, chuẩn bị đầy đủ điều kiện về con người, văn bản pháp lý và các yếu tố khác; tham mưu Huyện đoàn Hớn Quản tổ chức tập huấn kiến thức về hoạt động hợp tác xã cho đoàn viên thanh niên. Sau 4 tháng “thai nghén”, tháng 10-2015 tổ hợp tác ra đời, hướng đến mục tiêu trang bị cho thanh niên kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nhận thức về kinh tế tập thể, quy tụ số lượng hàng hóa lớn trong tổ viên, đảm bảo cung ứng ổn định giúp người chăn nuôi có đầu ra bền vững.
Từ đó phát huy sức mạnh tập thể trong sản xuất - kinh doanh, cạnh tranh kinh tế thị trường theo phương châm “đoàn kết là sống, chia rẽ là chết”. Tổ do Đoàn thanh niên xã quản lý, ban đầu có 26 thành viên với 97 con dê, 456 đàn ong, 3.500 con gà và 3,5 ha tiêu, điều; đến nay, đã có 31 tổ viên, trong đó tổ nuôi dê 12, tổ trồng trọt, chăn nuôi gà thả vườn 10 và tổ nuôi ong 9. Đàn dê tăng 149 con, ong tăng 535 đàn, gà tăng trên 6 ngàn con. Sản phẩm được các nhà hàng trong và ngoài tỉnh thu mua với mức giá ổn định. Mỗi tổ đều có tổ trưởng, tổ phó, giám sát viên, giao dịch viên điều hành hoạt động. Khi thành viên trong tổ bán sản phẩm sẽ trích lại hoa hồng cho tổ hợp tác có kinh phí hoạt động và chi phí giao dịch cho các thành viên.
Xuất phát từ mục tiêu giúp thanh niên làm kinh tế, anh Đinh Văn Tỉnh trăn trở, phải làm sao để tạo việc làm cho thanh niên, giúp họ nắm được mô hình kinh tế tập thể, phát huy nội lực, sức mạnh tập thể, huy động nguồn vốn cùng xây dựng thương hiệu sản phẩm đạt chất lượng, đảm bảo đầu ra cung cấp cho thị trường. Ban đầu, anh gặp trở ngại khi vận động thanh niên tham gia, bởi họ hạn chế về trình độ, chưa hiểu biết về kinh tế tập thể. Trong khi đầu ra chưa nhiều và thiếu bền vững, luôn có sự biến động, bị ép giá, sản lượng thu mua nhỏ lẻ là những khó khăn mà tổ gặp phải. Để tìm đầu ra, anh Tỉnh đăng ký bán hàng trên website www.chotot.vn và thông qua mạng xã hội facebook.
Mô hình tổ hợp tác của Đoàn thanh niên xã Hi88 Team đã phát huy tối đa nguồn lực tập thể tại chỗ, như tay nghề, vốn, sở trường của thanh niên, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho thanh niên. Tuy nhiên, khó khăn của tổ là chưa tiếp cận được nguồn vốn vay. Xã đoàn Hi88 Team đã làm thủ tục kiến nghị Liên minh Hợp tác xã tỉnh hỗ trợ 3 tổ 710 triệu đồng vay trong 3 năm với lãi suất 0,6%. Nếu việc làm này được chấp thuận sẽ mở ra nhiều cơ hội cho tổ hợp tác phát triển.
Hiện số thanh niên “ly nông, ly hương” đến các khu công nghiệp làm việc ngày càng nhiều, đồng nghĩa với việc số lượng thanh niên địa bàn tham gia tổ chức đoàn, hội ngày càng giảm. Việc thành lập tổ hợp tác trồng trọt, chăn nuôi của Xã đoàn Hi88 Team đã góp phần giải bài toán thu hút, tập hợp thanh niên nông thôn vào tổ chức đoàn, hội - vấn đề các cấp bộ đoàn đang trăn trở tìm hướng giải quyết.