Tình trạng này khiến hàng chục nghìn ha ca cao trồng xen với vườn điều được xem là mô hình nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân đang bị “đe dọa” thất thu mùa vụ.
Ghi nhận tại vườn ca cao trồng dưới tán điều diện tích 2,4ha của ông Phan Văn Tính (ở xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) cũng gặp tình cảnh cả vườn ca cao chỉ lác đác vài quả; còn phần lớn các cây ra bông nhiều nhưng không đậu trái.
Ông Tính cho biết, để có mô hình trồng ca cao xen dưới tán điều gia đình ông vay Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Phước gần 40 triệu đồng để mua cây giống ca cao, phân bón đưa vào trồng. Đến nay, vườn cây đã lớn chờ mong ca cao đậu trái để có thu nhập trả lãi ngân hàng.
Tuy nhiên, năm nay tình hình thời tiết “quá lạ” không có mùa khô, mưa suốt khiến vườn ca cao vốn chịu nắng ráo nên gặp mưa cây không chịu. Theo ông Tính vườn cây ra bông rất nhiều đợt nhưng gặp mưa nên bị thối, hư hại nên không lo thất mùa, đẩy gia đình vừa thoát nghèo có thể tái nghèo trở lại.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước hiện trên địa bàn tỉnh trồng 150.000 ha điều; trong đó, hàng chục ha điều được trồng xen với ca cao. Đây là mô hình được tỉnh khuyến khích phát triển nhằm tăng năng suất thu nhập cho các hộ gia đình.
Việc nông dân trồng xen cây ca cao trong vườn điều sẽ tiết kiệm được diện tích đất canh tác, tăng thu nhập cho nông dân trên cùng một đơn vị diện tích vừa góp phần khuyến khích người nông dân giữ lại vùng nguyên liệu cho ngành điều của tỉnh.
Tuy nhiên do năm nay gặp mưa nhiều khiến tình hình sâu bệnh phát triển, thời tiết diễn biến bất thường khiến mùa vụ điều vừa kết thúc mất trắng 50% sản lượng; đến nay diện tích ca cao cũng bị ảnh hương do thời tiết, làm nhiều vườn cây bị thất mùa.
Chủ trương của tỉnh Bình Phước định hướng năm 2020, trên địa bàn tỉnh đưa diện tích đang trồng điều từ 20.000- 30.000 ha trồng xen với cây ca cao. Trên thực tế, đã có rất nhiều nông dân đã trồng cao cao xen điều. Để thúc đẩy việc trồng xen ca cao trong vườn điều, ngành nông nghiệp Bình Phước đang thực hiện những giải pháp cụ thể như: xây dựng vùng ca cao chuyên canh có năng suất cao theo hướng sử dụng phân hữu cơ bền vững; đầu tư hệ thống thủy lợi tại vùng nguyên liệu tập trung.
Về chính sách khuyến nông tỉnh đang có chủ trương hỗ trợ các hộ gia đình tham gia Hợp tác xã kiểu mới để hình thành chuỗi sản xuất có liên kết để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Mỗi hộ tham gia vào hợp tác xã sẽ được hỗ trợ hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước...